Searching...
Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Hệ thống phòng học đa chức năng Hiclass V - Phần 6 : Sử dụng bàn điều khiển giáo viên

15:35

6. Sử dụng bàn điều khiển giáo viên

6.1 Chế độ ban đầu

Trước khi giáo viên nhấn bất kỳ một phím nào trên bàn điều khiển thì hệ thống đang ở chế độ ban đầu (Initial Mode) khi đó tất cả máy trạm học viên có thể sử dụng máy của mình một cách bình thường.

6.2 Chế độ quảng bá (Broadcast)

Giáo viên truyền xuống cho tất cả các học viên

 Nhấn phím [Broadcast]

Trong trường hợp giáo viên có máy tính thứ hai kết nối với hệ thống HiClass V, khi đó giáo viên có thể nhấn phím [Set Port/Seat] để chọn nguồn dữ liệu mà giáo viên muốn quảng bá.

 Nhấn [Set Port/Seat] + [Broadcast]

Chú ý: Sau khi nhấn phím [Broadcast],sử dụng phím [Set Port/Seat] để chuyển giữa hai máy tính của giáo viên.

Giáo viên quảng bá cho một số vị trí học viên:

 Nhấn [Chọn vị trí ID học viên] + [Broadcast]

 Nhấn phím [Set Port/Seat] để chọn giữa 2 máy tính giáo viên.

Giáo viên quảng bá và hội thoại với học viên:

 Nhấn phím [Broadcast] + [Dialog]

Quảng bá Hình ảnh và Âm thanh riêng biệt:

Kích hoạt [Broadcast]

 Nhấn phím [Video]: Quảng bá không có hình ảnh

 Nhấn phím [Audio]: Quảng bá không dùng Âm thanh

 Nhấn phím [Mic]: Quảng bá không cần Microphone

Thêm hoặc bớt học viên trong quá trình giáo viên quảng bá:

Kích hoạt chế độ [Broadcast]

Để remove học viên  [Chọn học viên]+[Remove]

Để thêm học viên [Chọn học viên]+[Add]

Chú ý: Sử dụng phím [Set Col] và [Set Row] để chọn học viên theo hàng hoặc theo cột.

6.3 Nguồn VGA thứ hai từ máy giáo viên

HiClass V cho phép giáo viên có thể kết nối một nguồn VGA khác vào hộp mở rộng giáo viên, khi đó giáo viên có thể lựa chọn giữa hai nguồn dữ liệu để quảng bá từ bàn điều khiển giáo viên.

1) Giáo viên thứ nhất (Teacher 1) là người thao tác chính (first broadcast source), giáo viên thứ hai là trợ giảng (second broadcast source).

2) Nhấn phím [Set Port/Seat] để chuyển giữa Teacher 1 và Teacher 2.

3) Khi Teacher 1 đang quảng bá, Teacher 2 sẽ nhận được tín hiệu quảng bá từ Teacher 1.

4) Khi Teacher 2 đang quảng bá, Teacher 1 sẽ nhận được tín hiệu quảng bá từ Teacher 2.

5) Khi chọn học viên để quảng bá thì cả teacher 1 và teacher 2 đều nhận được tín hiệu quảng bá từ học viên đó, Nhưng chỉ có Teacher 1 có thể điều khiển được chuột bàn phím của học viên (với phần mềm EZcontrol)

6) Quan sát (Observe): Chỉ giáo viên 1 có thể quan sát được học viên.

7) Chức năng Pair Talk: trong chức năng Pair Talk, Các giáo viên đều ở chế độ Break .

8) Chỉ giáo viên thứ nhất có chức năng “Join”.

9) Vị trí ID của giáo viên được gán cố định do đó không thể đổi hộp mở rộng học viên với hộp mở rộng giáo viên.

6.4 Chế độ làm mẫu (Master Student)

1) Học viên mẫu quảng bá cho cả lớp:

 Nhấn [Chọn ID][Master Student] [Execute]

2) Học viên mẫu quảng bá cho một nhóm học viên:

Nhấn [chọn ID][Master Student]

Nhấn [chọn ID để nhận tín hiệu quảng bá] + [Broadcast][Execute]

3) Học viên mẫu quảng bá và hội thoại với các học viên khác:

Nhấn phím [Master Student] + [Dialog]

4) Quảng bá hình ảnh và âm thanh riêng biệt:

Kích hoạt chế độ [Broadcast]

 Nhấn phím [Video]: Quảng bá không có hình ảnh

 Nhấn phím [Audio]: Quảng bá không dùng Âm thanh

 Nhấn phím [Mic]: Quảng bá không cần Microphone

Thêm hoặc bớt học viên trong quá trình giáo viên quảng bá:

Kích hoạt chế độ [Broadcast]

Để remove học viên  [Chọn học viên]+[Remove]

Để thêm học viên [Chọn học viên]+[Add]

Thêm chức năng hội thoại để học viên mẫu quảng bá:

Thêm giáo viên Sau khi kích hoạt [Master Student]

Nhấn phím [Join]

Thêm học viên Sau khi kích hoạt [Master Student]

Nhấn [Chọn ID học viên] [Join]

6.5 Chế độ quan sát

Giáo viên có thể theo dõi màn hình học viên từ máy tính giáo viên.

1) Tự động quan sát (Automatically Observe):

Nhấn phím [Observe]

Có thể dùng phím [INC] hoặc [DEC] để tăng hoặt giảm thời gian quan sát

Nhấn phím [DEC] để giảm thời gian quan sát

Nhấn phím [INC] để tăng thời gian quan sát

Tạm dừng quan sát một máy học viên

Nhấn phím [Pause]

2) Quan sát một số học viên / Quan sát một học viên:

Nhấn phím [Chọn ID học viên] + [Observe]

3) Quan sát và hội thoại:

Nhấn phím [Chọn ID học viên] + [Observe] + [Dialog]

4) Thêm hoặc bớt học viên trong quá trình quan sát:

Kích hoạt chế độ quan sát [Observe]

Nhấn phím [Chọn ID học viên] + [Remove]

Nhấn phím [Chọn ID học viên] + [Add]

5) Quan sát hình ảnh và âm thanh riêng biệt:

Kích hoạt chế độ [Observe]

Nhấn phím [Video]: Chỉ quan sát được audio và mic

Nhấn phím [Audio]: Chỉ quan sát được hình ảnh và mic

Nhấn phím [Mic]:Chỉ quan sát được hình ảnh và audio

6.6 Chế độ hội thoại

Chọn một nhóm học viên hoặc cả lớp tạo thành một nhóm để hội thoại .

1) Giáo viên hội thoại với cả lớp:

Nhấn phím [Dialog]

2) Giáo viên hội thoại tới một nhóm học viên:

Nhấn phím [Chọn ID học viên]+[Dialog]

6.7 Chức năng nói chuyện theo cặp (Pair talk)

Giáo viên có thể cho phép học viên nói chuyện theo cặp.

1) Pair Talk: Khi thực hiện chức năng Pair Talk hai học viên được kết nối trên cùng một box mở rộng thì có thể nói chuyện với nhau.

Nhấn phím [Pair Talk]

Giáo viên tham gia hội thoại với một cặp:

Nhấn phím [Pair Talk] [Chọn ID] + [Join]

2) Thực hiện chức năng Pair Talk và giáo viên truyền hình ảnh :

 Nhấn phím [Pair Talk]+[Video]

6.8 Chế độ làm đen màn hình (điều khiển máy tính học viên)

Giáo viên có thể làm đen màn hình học viên để tập chung nghe giảng.

1) Làm đen tất cả:

 Nhấn phím [Black Screen]

2) Làm đen màn hình một số máy học viên:

 Nhấn [Chọn ID]+[Black Screen]

6.9 Chế độ AUX

1) Giáo viên quảng bá hình ảnh qua chế độ hiển thị AUX:

Giáo viên 1 quảng bá:

 Nhấn phím [AUX]

Giáo viên 2 quảng bá:

Nhấn phím [Set Port/Seat]+[AUX]

Nhấn phím [Broadcast]+[AUX]

2) Học viên mẫu quảng bá qua chế độ hiển thị AUX:

 Nhấn phím [Chọn ID]+[AUX]

 Nhấn phím [Master Student]+[AUX]

6.10 Huỷ chế độ trợ giúp

Khi học viên nhấn nút trợ giúp khi đó đèn LED màu đỏ sẽ nhấp nháy trên bàn điều khiển giáo viên, nhấn phím Observe để quan sát màn hình học viên hoặc nhấn phím [Cancel Call] để hủy trợ giúp.

6.11 Chức năng nhóm

Bạn có thể thiết lập tối đa 8 nhóm trên bàn điều khiển giáo viên tương ứng 8 cổng (P1, P2…P8) trên bộ khuyếch đại dữ liệu.Mỗi cổng làm việc độc lập.

6.11.1 Chức năng nhóm

Nhấn [Break] vào chế độ ban đầu, Nhấn phím [Set Group] để vào chế độ nhóm, đèn LED hiển thị P1 khi đó cổng P1 được chọn, P2 cổng 2 được chọn, có thể dung 2 phím [DEC] hoặc [INC] để chọn nhóm tương ứng với các cổng trên Repeater. Trong quá trình chọn thì các vị trí ID được chọn sẽ hiển thị đèn LED màu vàng, sau khi thiết lập xong các nhóm ta nhấn phím [Set Group] để đưa hệ thống về chế độ ban đầu.

1) Quảng bá học viên đứng đầu trong một nhóm “leader student” :

Vào chế độ Group

Nhấn [Chọn nhóm]

[Chọn một ID làm leader][Master Student]

Các thành viên trong một nhóm có thể dùng phím Help để hội thoại với học viên đứng đầu nhóm đó .

Để huỷ chức năng quảng bá

 Nhấn phím [Master Student]

2) Hội thoại nhóm:

Trong chế độ nhóm

 Nhấn phím [chọn nhóm]

[Chọn ID làm leader] + [Dialog]

Giáo viên có thể tham gia

Nhấn phím [Join]

Để huỷ bỏ chế độ hội thoại nhóm

Nhấn phím [Dialog]

3) Quan sát nhóm:

Trong chế độ nhóm

Để quan sát một học viên đứng đầu trong một nhóm

Nhấn phím [Observe]

Để huỷ bỏ chức năng quan sát nhóm

Nhấn phím [Observe]

6.12 Trouble Shooting

6.12.1 Chế độ quảng bá

1) Không thực hiện được chức năng Broadcast

Q: Khi thực hiện chức năng Broadcast không quảng bá được xuống tất cả các học viên

A: 1. Kiểm tra cáp kết nối giữa IK-590 và IK-180

2. Kiểm tra kết nối cáp giữa IK-180 và IK-288,Kiểm tra vị trí cáp giữa bus A/B.


Q: Chức năng Broadcast không thực hiện được cho một cổng

A: 1. Kiểm tra cáp tín hiệu trên các cổng của Repeater và kiểm tra vị trí cổng A/B cho đúng vị trí.


Q: Không quảng bá được tới một máy trạm.

A: 1. Kiểm tra xem đèn hiển thị vị trí ID có làm việc đúng không.

2. Kiểm tra xem cáp trên hộp mở rộng học viên có bị lỏng không.


6.12.2 Xuất hiện màn hình đen trong quá trình quảng bá

Q: Tất cả màn hình học viên hiển thị màu đen khi giáo viên truyền hình ảnh quảng bá xuống

A: 1. Kiểm tra dây nguồn của Repeater có bị lỏng không.

2. Kiểm tra Repeater đã bật điện nguồn chưa.

3. Kiểm tra xem cáp tín hiệu VGA của giáo viên đã cắm vào hộp mở rộng giáo viên (IK180) chưa.

4. Kiểm tra xem màn hình của giáo viên có để độ phân giải hoặc tần số quá cao hay không.


Q: Các máy tính nối trên một cổng của Repeater xuất hiện màn hình đen trong quá trình quảng bá:

A: 1. Kiểm tra xem các đầu cáp kết nối vào các cổng của Repeater có bị lỏng hay không

2. Chuyển rắc cắm của cổng có vấn đề sang một cổng khác, kiểm tra xem có phải cáp truyền có vấn đề hay không.


Q: Một số cổng của học viên xuất hiện màn hình đen khi nhận hình ảnh quảng bá của một học sinh

A: 1. Kiểm tra xem cáp kết nối vào các cổng trên Repeater có đúng không.


6.12.3 Màu màn hình thay đổi khi thực hiện Broadcast

Q: Tất cả màn hình học viên bị thay đổi màu màn hình khi giáo viên broadcast

A: 1. Kết nối một cổng của Repeater vào Hộp IK 180 và kiểm tra xem Repeater có bị lỗi không.

2. Kiểm tra xem cáp của IK180 có bị lỏng không.

Q: Một cổng bị thay đổi màu khi broadcast

A: 1. Tháo terminal của hộp mở rộng học viên cuối và kiểm tra xem terminal đó có lỗi không.

2. Chia cổng trên hộp mở rộng học viên thành 2 nhóm và kiểm tra xem cáp có bị lỗi không.

3. Thay đổi cáp trên cổng có vấn đề sang một cổng khác và kiểm tra cổng có vấn đề gì không.

Q: Một màn hình của học viên bị thay đổi màu

A: 1. Kết nối màn hình đó trực tiếp vào cổng VGA, kiểm tra xem cổng đó có lỗi không.

2. Lấy cáp kết nối VGA 15 đang có vấn đề kết nối vào cổng bình thường và kiểm tra xem cáp đó có vấn đề không.

Q: 2 Các PC trong cùng một nhóm trên cùng một cổng bị thay đổi màu

A: 1. Thay đổi cáp kết nối với Repeater .

6.12.4 Màn hình bị nháy khi thực hiện broadcast

Q: Màn hình của học viên bị nháy khi giáo viên quảng bá

A: 1. Kiểm tra độ phân giải và tần số làm tươi của màn hình giáo viên và màn hình học viên phải giống nhau.

6.12.5 Màn hình bị mờ

Q: Màn hình của học viên bị mờ khi thực hiện Broadcast

A: 1.Kiểm tra các máy học viên được kích hoạt khi giáo viên thực hiện broadcast và kiểm tra xem cáp kết nối vào các máy trạm đó có bị lỏng không.

2. Kiểm tra xem hộp mở rộng học viên cuối cùng trong dãy có dùng terminator không nếu không có phải bổ xung.

3. Kiểm tra xem các cổng không sử dụng trên Repeater có sử dụng có sử dụng terminators không nếu không có phải bổ xung.


Q: Một máy học viên bị mờ màn hình khi giáo viên thực hiện Broadcast

A: 1. Kiểm tra dây kết nối VGA kết nối giữa PC và hộp mở rộng xem có lỗi không.

2. Thay màn hình khác vào vị trí lỗi xem có phải màn hình bị lỗi không.

6.12.6 Chế độ quan sát

Q: Không quan sát được tất cả các học viên

A: 1. Kiểm tra cáp kết nối vào Repeater xem có đúng vị trí không.

2.Kiểm tra xem Repeater đã bật nguồn chưa.



Q: Không quan sát được các máy nối trên một cổng của Repeater.

A: 1. Kiểm tra cáp kết nối vào Repeater xem có đúng vị trí không.

2. Vào chế độ Setup Mode kiểm tra lại trạng thái của cổng.

Q: Không quan sát được một máy tính học viên

A: 1. Vào chế độ Setup Mode kiểm tra lại trạng thái của cổng.

2. Kiểm tra lại cáp VGA.

7. MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ NGUỒN ĐIỆN CHO HỆ THỐNG

7.1 Đường tiếp đất cho hệ thống

Để đảm bảo chất lượng đường truyền tín hiệu của hệ thống và vấn đề an toàn cho học viên và giáo viên, tất cả các thiết bị phải được nối với một đường dây được tiếp đất. Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng nguồn điện qua hệ thống ổn áp để tránh các nhiễu tạp âm làm ảnh hưởng tới hệ thống.

Lưu ý:

1. Các dây tiếp đất trong hệ thống phải được kết nối độc lập tránh trường hợp nối chung với các phòng khác, thông thường sử dụng một thanh thép hoặc một bản đồng được chôn xuống đất với độ xâu khoảng 2m đảm bảo trở kháng nhỏ hơn 3 Ohm. Nguồn điện mát không ổn định sẽ là nguyên nhân gây ra các nhiễu làm giảm chất lượng của hình ảnh và âm thanh trong hệ thống.

2. Dây lửa trên hộp Outlet phải được thiết kế cố định trong hệ thống, ví dụ: dây lửa ở trên outlet được đặt ở vị trí bên trái, thì bạn phải giữ đúng vị trí đấy cho các hộp outlet khác trong hệ thống, nếu dây lửa không được thiết kế giống nhau trên các hộp outlet thì hay sẩy ra hiện tượng bị nháy đen hình trong quá trình Broadcast.

3. Yêu cầu trùng pha : Thông thường tất cả các máy tính trong phòng học được kết nối vào một pha nguồn giống nhau, nếu pha nguồn trong phòng học không giống nhau thì phải kiểm tra lại các vị trí dây lửa trên các Outlet trong phòng.


7.2 Kiểm tra nguồn điện

1) Bạn phải thực hiện theo các thao tác kiểm tra dưới đây với đồng hồ đa năng.

2) Kiểm tra tiếp đất

a) Đảm bảo giắc cắm chắc chắn tránh hiện tượng mô ve điện làm hại thiết bị.

b) Tắt nguồn điện tổng

c) Mở đồng hồ đa năng và chuyển về thang đo điện trở.

d) Sử dụng 2 đầu que đo cắm 1 đầu vào khe mát của outlet và một đầu với đất.

e) Nếu thang đo trên đồng hồ hiển thị 0 Ohm thì nguồn điện đó đã được nối đất.

f) Kiểm tra lần lượt với tất cả các outlet còn lại.

g) Sau khi kiểm tra tất cả các Outlet trong phòng ta kiểm tra xem nguồn điện tổng có đường tiếp đất không.


7.3 Kiểm tra pha

a) Bật nguồn điện tổng và chuyển thang đo của đồng hồ đa năng về thang đo V AC ở vị trí 250VAC .

b) Dùng 2 que đo cắm vào hai vị trí A của 2 outlet khác nhau sẽ được một điện áp là VA(V).

c) Làm lại bước trên với vị trí B trên 2 Outlet khác nhau ta được điện áp giữa 2 điểm là VB (voltage).

d) Lấy ví dụ là nguồn 110V, Nếu VA bằng 0 V và VB cũng bằng 0 V khi đó là 2 outlet đó được đấu đúng pha, nhưngb nếu VA=VB=110V khi đó hai dây lửa và dây mát đã bị đấu ngược nhau (Nghịch Pha). Nếu VA=0V và VB=220V hoặc -220V thì hai outlet là khác pha nhau.

e) kiểm tra toàn bộ các outlet khác theo các bước trên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét